Đái tháo đường ở trẻ em có lẽ không còn quá lạ lẫm với thế giới hiện nay. Vì tiểu đường là một căn bệnh thầm lặng nhưng nguy hiểm, các bố mẹ có con nhỏ mắc tiểu đường cần hết sức lưu ý về bệnh tình của bé để ngăn chặn những tình trạng không mong muốn và cải thiện bệnh. Cùng tìm hiểu về những phương pháp chăm sóc trẻ em tiểu đường trong bài viết sau.
Nguyên nhân trẻ em bị đái tháo đường
Nguyên nhân thực sự gây ra tiểu đường chưa hoàn toàn được tìm ra cụ thể ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, người ta suy đoán rằng các yếu tố di truyền có thể dẫn đến tiểu đường đã được kích hoạt bởi quá trình và chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.
Trẻ em bị đái tháo đường cũng được xếp theo 2 nguyên nhân:
- Tiểu đường tuýp 1: Tuyến tụy không có khả năng sản xuất insulin để chuyển hóa glucose trong máu
- Tiểu đường tuýp 2: Tuyến tụy vẫn tiết ra insulin bình thường nhưng lượng insulin này không đủ phục vụ nhu cầu chuyển hóa glucose của cơ thể đó.
> Tìm hiểu kỹ hơn các tuýp tiểu đường tại đây
Ở trẻ em, tiểu đường tuýp 1 phổ biến hơn, tuy nhiên hiện nay tỉ lệ trẻ em mắc tiểu đường ở cả hai tuýp đều đang tăng lên đáng lo ngại.
Chăm sóc trẻ em tiểu đường như thế nào?
1. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Không chỉ trẻ em đã mắc đái tháo đường, mà ngay cả các trẻ khỏe mạnh cũng cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ để xác định tình trạng sức khỏe, kịp thời điều chỉnh chế độ chăm sóc và chữa bệnh nếu có dấu hiệu mắc đại tháo đường.
Cần chú ý quan sát và đặc biệt để ý nếu trẻ có một số dấu hiệu của đái tháo đương như: khát nước và đi tiểu nhiều, thường xuyên đói, hay mệt mỏi, mắt nhíu mờ, sụt cân bất thường,… Một số triệu chứng đáng lo ngại như co giật, hôn mê, thở nhanh, nhiễm trùng, đau bụng,… cho thấy bệnh đã đến giai đoạn nặng, cần đến bác sĩ kiểm tra ngay.
Bên cạnh đó, cần trang bị cho trẻ kiến thức căn bản về tiểu đường để trẻ tự nhận biết và thông báo khi có dấu hiệu bất thường.
2. Lên kế hoạch chăm sóc trẻ em tiểu đường chi tiết, cẩn thận
Trẻ em thường không nhận thức được tầm nghiêm trọng của bệnh, nên người lớn luôn phải rất cẩn trọng theo dõi và săn sóc.
Một số điều cần chú ý bao gồm:
2.1. Cách thức và tần suất, thời điểm kiểm tra đường huyết
Bố mẹ, thầy cô và người giám hộ cần hiểu rõ cách sử dụng các công cụ đo cũng như các thời điểm thích hợp để đo glucose máu cho trẻ. Điều này nhằm đảm bảo chúng ta có thểm nắm bắt được tình hình sức khỏe của con và kịp thời điều chỉnh nếu có dấu hiệu bất thường.
2.2. Chế độ ăn của trẻ
Các bạn nhỏ rất thích bánh kẹo, đồ ngọt. Tuy nhiên, đối với những bé mắc đái tháo đường, người lớn buộc phải kiểm soát khi con ăn những món khoái khẩu này. Và vì trẻ nhỏ vẫn cần lượng lớn tinh bột để phát triển khỏe mạnh, chế độ ăn của trẻ sẽ khác với người lớn bị tiểu đường.
Đầu tiên, các bữa ăn của trẻ cần được chia nhỏ và cách đều nhau. Đặc biệt nếu các bữa chính bị trì hoãn thì phải có bữa phụ bổ sung. Gợi ý cho thực đơn của các bữa phụ như: bánh mỳ, sữa, ngũ cốc, hoa quả,…
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó cần lưu ý: ít đường, hạn chế dầu mỡ, thay vào đó là ăn các loại đạm lành mạnh như cá, thịt trắng, lương, tôm, cua, chim, ăn thật nhiều rau xanh và không ăn quá mặn.
2.3. Hiểu để vận dụng các thao tác cứu chữa tại chỗ nếu trẻ bất ngờ xảy ra các biến chứng của tiểu đường
Người chăm sóc cho trẻ cần nắm rõ các biểu hiện bất thường khi con trẻ mắc tiểu đường. Luôn chuẩn bị đầy đủ thuốc và biết cách sử dụng các loại thuốc và dụng cụ để cho trẻ uống hoặc tiêm trong tình huống khẩn cấp. Điều này phụ huynh và người giám hộ cần được chỉ dẫn kỹ càng bởi bác sĩ.
Trên đây là một số điều cần biết về chăm sóc trẻ em tiểu đường. Chúc quý vị và con nhỏ luôn khỏe mạnh, bình an!